Tìm kiếm Blog này

Sơ đồ tư duy là gì ? Cách sử dụng chúng

Có rất nhiều nơi đã hướng dẫn cách áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học tập để tạo ra kết quả học tập hiểu quả nhất, nhưng các cách hướng dẫn n...

Có rất nhiều nơi đã hướng dẫn cách áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học tập để tạo ra kết quả học tập hiểu quả nhất, nhưng các cách hướng dẫn này dường như vẫn còn quá phức tạp với học sinh. Hôm nay, Gia sư Hồng Phong xin được giới thiệu đến quý bạn đọc về sơ đồ tư duy  và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất mà vô cùng đơn giản, nhanh gọn.

Bản đồ tư duy là gì ( mindmap )

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

Tạo ra một sơ đồ tư duy như thế nào

Chuẩn bị những gì để có một sơ đồ tư duy hiệu quả

Để có thể tạo ra một sơ đồ tư duy hiệu quả, bạn không thể bỏ qua bước làm đơn giản này. Bởi chỉ khi bạn có sự chuẩn bị trước thật kỹ càng thì bạn mới có thể hoàn thành chúng một cách tốt nhất. Vậy những gì bạn cần chuẩn bị trong bước này?
Thứ đầu tiên bạn cần chính là một nội dung ngắn gọn, bao quát: đây là điều cần nhất để tạo nên một sơ đồ tư duy hiệu quả phục vụ tốt cho công việc học tập của bạn. Nếu như bạn không xác định được nội dung cốt lõi thì coi như bạn chư athể hoàn thành được sơ đồ tư duy cho chính bản thân mình.
Sau đó, nếu như bạn đã xác định được nội dung thì bạn cần lên cho mình một ý tưởng để thực hiện hóa nội dung đó trên trang giấy A4. Và những thứ bạn cần lúc này chính là:
Một, những chiếc bút màu : tùy theo sở thích cá nhân của bạn, bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc bút màu sáp hay màu nước cũng như màu sắc mà bạn muốn dùng trên sơ đồ.
Hai, lên ý tưởng chủ đề nội dung cho sơ đồ tư duy của bạn. Và cuối cùng bạn cần bỏ vào đó một chút “crazy” của bạn để sự sáng tạo được tạo ra đạt đến mức đỉnh điểm.

Sáng tạo các nháy của sơ đồ

Đây được coi là bước quan trọng nhất, bởi nó chính là cái rễ cho những sự sáng tạo sau này. Chủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Bạn có thể vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề này, sau đó thêm chữ vào hình ảnh nếu như chủ đề chính chưa được làm rõ.
Để vẽ được chủ đề chính bạn cần ghi nhớ kỹ các điều sau:
  • Luôn vẽ chủ đề trung tâm đầu tiên và ở giữa tờ giấy đề từ đó có thể phát triển ra các nhánh khác.
  • Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh tốt nhất hãy lựa chọn những gì bạn thích như thế bạn sẽ có động lực ghi nhớ hơn.
  • Chủ đề cần được làm nổi bật để dễ ghi nhớ, không được đóng khung hay vẽ gì đó che chắn mất hình
  • Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ làm cho chủ đề dễ hiệu hơn.

Sáng tạo cho các nhánh chính

Các nhánh chính là các ý tưởng dựa tren chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả. Trên các nhánh này bạn có thể viết các từ khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính chất minh họa mà chỉ cần nhìn qua thôi là bạn sẽ hiểu được ý của nhánh ấy.
Khi vẽ nhánh chính bạn cần lưu ý:
  • Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ CÁI IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
  • Các tiêu đề phụ phải được gắn liền với trung tâm
  • Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

Đầu tư cho các nhánh nhỏ hơn

Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được miễn là không gian trên giấy vẽ của bạn đủ. Tương tự như với nhánh chính, các chữ trên nhánh phụ cũng là các từ khóa mang tính chất gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động cho các nhánh này.
Một số quy tắc để vẽ nhánh thứ cấp bạn nên ghi nhớ :
  • Chỉ nên tận dụng từ khóa và các hình ảnh
  • Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để có thể tiết kiệm không gian vẽ và thời gian
  • Mỗi từ khóa/ hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc không nên có 2 từ khóa
  • Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ chỉ một điểm
  • Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điều thuộc cùng một ý phải có cùng một màu

Sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào cho hiệu quả

Ghi chú trong các cuộc họp

Cách tuyệt vời để ghi chú (take note) trong các cuộc họp là sử dụng mind map. Bởi lẽ, hiếm có một buổi họp nào sẽ bám sát 100% lịch trình đã thiết lập – thay vào đó, thường sẽ xuất hiện các ý tưởng, feedback và quan điểm "bất ngờ" mà bạn có thể "bắt" lấy và ghi chép lại.
Trong so sánh với cách ghi chép thông thường thì sử dụng mind map có nhiều điểm vượt trội. Khi nhìn vào mind map, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt vấn đề hơn vì chúng được thể hiện dưới dạng ý tưởng trung tâm và bao quanh là các thông tin bổ trợ/có liên quan tới ý tưởng đó. Nếu viết liền mạch từ trên xuống dưới của trang giấy thì thật khó có thể hiểu được vấn đề vì chúng chẳng khác gì một "ma trận".

Tóm tắt nội dung sách

Mỗi cuốn sách hư cấu hay phi hư cấu đều có hàng loạt các ý tưởng và quan điểm mà người viết muốn truyền tải đến người đọc. Nếu cố gắng ghi chép tất cả chúng mà không hệ thống hóa lại các vấn đề dựa trên mối liên quan với nhau thì đảm bảo bạn chẳng hề muốn đọc lại những gì mình đã viết nữa. Chúng thật rối rắm và phức tạp.
Tuy nhiên, nếu sử dụng bản đồ tư duy lại khác. Bạn có thể để chủ đề trung tâm (Topic) chính là tên cuốn sách. Sau đó, với từng chủ đề phụ (sub topic), hãy thêm ý kiến/quan điểm của tác giả và lần lượt phát triển thông tin liên quan dưới dạng các nhánh.

Quản lý dự án

Có hàng loạt ứng dụng và phần mềm hỗ trợ quản lý dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án nhỏ thì thay vì sử dụng những công cụ này, bạn có thể khai thác bản đồ tư duy để lập kế hoạch hiệu quả hơn và dễ dàng nắm bắt được tổng thể dự án.
Có rất nhiều yếu tố cơ bản của từng dự án mà bạn có thể bổ sung vào mind map như ngân sách, tài nguyên, con người, quy mô và hạn chót (Deadline). Tất cả những gì bạn cần làm là tạo nhánh và thường xuyên xem lại chúng để cập nhật tiến độ.

Ghi chép trong học tập

Mind map là một trong những công cụ take note mà rất nhiều học sinh – sinh viên hiện nay sử dụng. Việc tối ưu hóa bản đồ tư duy không những giúp bạn ghi nhớ bài học dễ dàng hơn mà còn có thể nắm được tổng thể vấn đề một cách toàn diện nhất. Đặc biệt, đây còn là lựa chọn hàng đầu của những người không thích ghi chép dài dòng mà chỉ muốn "note" lại các ý quan trọng.

Thiết lập mục tiêu

Ghi ra giấy là cách truyền thống để xác định mục tiêu được sử dụng phổ biến qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, cái cần nhấn mạnh ở đây là bạn không viết theo lối thông thường mà là sử dụng mind map.
Tại sao? Bởi vì lúc này, các nội dung đã được hình ảnh hóa nên bộ não bị "kích thích" để "nhìn thấy" kết quả của vấn đề thay vì bị rối trong một "ma trận" chỉ toàn chữ là chữ.

Giải quyết vấn đề

Có nhiều cách tiếp cận khi giải quyết vấn đề nhưng phương pháp phổ biến là lập dàn bài theo công thức 5W + 1H với 5W là: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Why (tại sao) và How (như thế nào).
Công thức này rất phù hợp khi được mô tả dưới dạng mind map do bạn có thể mở rộng từng "W" bằng cách thêm nhánh và sử dụng các mũi tên, đường để biểu diễn mỗi quan hệ. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, nhiều mặt hơn và đánh giá được tổng thể vấn đề đang cần giải quyết.

Brainstorming

Quá trình Brainstorming có liên quan đến việc ghi chép các ý tưởng xuất hiện bất ngờ và điều chắc chắn là không phải tất cả chúng đều hữu ích. Do đó, "bản đồ hóa" những idea này dưới dạng một mind map sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ một ý tưởng nào, đồng thời còn dễ dàng "nhặt" ra những điều thú vị nhất.
Trên đây gia sư Hồng Phong đã giải thích về sơ đồ tư duy là gì cũng như cách sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất. Hi vọng bạn sẽ sử dụng phương pháp học bằng sơ đồ tư duy và đạt được kết quả cao nhất trong học tập.
Xem nguyên bài viết tại : Sơ đồ tư duy là gì ? Cách sử dụng chúng

COMMENTS

Tên

ltr
item
Gia sư Hồng Phong: Sơ đồ tư duy là gì ? Cách sử dụng chúng
Sơ đồ tư duy là gì ? Cách sử dụng chúng
Gia sư Hồng Phong
https://giasuhongphong1.blogspot.com/2019/01/so-o-tu-duy-la-gi-cach-su-dung-chung.html
https://giasuhongphong1.blogspot.com/
https://giasuhongphong1.blogspot.com/
https://giasuhongphong1.blogspot.com/2019/01/so-o-tu-duy-la-gi-cach-su-dung-chung.html
true
5182673357186221286
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy